0

Săn lùng chuột Quý tộc, loại chuột ăn Sâm Ngọc Linh

  • Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày
     Không biết cái món sâm thử (chuột nuôi bằng sâm) được nhà văn Vũ Bằng mô tả ngon bổ đến đâu, nhưng đó là 1 trong 7 món mà Từ Hy Thái Hậu đời nhà Thanh dùng để đãi khách quý. Giờ, món sâm thử cao sang ấy lại là thức ăn quen thuộc hàng ngày của bà con Xê Đăng dưới chân đỉnh Ngọc Linh.
    Chuột rừng “quý tộc” chỉ ăn sâm

    Để vào được vùng sâm Ngọc Linh bà con Xê Đăng bí mật trồng trong rừng không phải dễ, và không phải ai muốn vào cũng được. Đó là bởi giao thông cách trở và muôn vàn hiểm nguy rập rình từ các loại chông giăng mắc khắp nơi, đề phòng kẻ gian, chỉ cần sơ sẩy là tính mạng khó bảo toàn nếu không có người bản địa dẫn đường.

    Nhiều già làng ở vùng núi Trà Linh cho biết, cách đây hơn 50 năm, khi sâm Ngọc Linh còn là cây thuốc dấu của bà con Xê Đăng mọc dày đặc trong rừng, lũ chuột ban đêm đã mò đi tìm kiếm và ăn 1 loại hạt gọi là hạt lửa.

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Để bảo vệ sâm khỏi chuột cắn phá người trồng sâm Ngọc Linh dùng lưới bao quanh vườn

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Vườn sâm trồng và hạt sâm màu đỏ - loại thức ăn loài chuột núi ở Ngọc Linh rất thích

    “Loại hạt mà bọn chuột rừng thích ăn có màu đỏ chót nên bà con gọi là hạt lửa. Hết mùa hạt lửa, lũ chuột rừng lại lùng tìm ăn cả củ cây hạt lửa và không thèm ăn loại cây nào khác”, già làng Hồ Văn Lôi kể.

    Theo già làng Hồ Văn Lôi, loài chuột núi Ngọc Linh hồi đó sinh sôi nảy nở nhiều vô kể nên trai tráng trong làng, cứ rảnh việc nương rẫy là lên rừng bẫy chuột về làm thức ăn. Chuột núi Ngọc Linh con nào cũng to và thịt thơm ngon.

    Loại hạt lửa mà lũ chuột rừng khoái khẩu chính là hạt sâm Ngọc Linh. Sau khi cây sâm Ngọc Linh tự nhiên trong rừng bị tận diệt, nhiều người Xê Đăng đã bí mật trồng loại sâm này trong rừng sâu, vì vậy lũ chuột rừng “quí tộc” vẫn còn nguồn thức ăn.

    Anh Hồ Văn Tâm, một thợ săn chuột “quý tộc” ở Trà Linh, nói: “Bà con trên này, mỗi gia đình khi vào rừng sâm đều tìm cách bẫy chuột để bảo vệ sâm và làm thức ăn hàng ngày. Thịt chuột ở núi Ngọc Linh là loại thịt ngon nhất trong các loại thịt thú rừng. Mỗi khi bắt được chuột bà con đều để lại ăn chứ không bán”.

    Đại gia sâm méo mặt

    Ngay đầu con dốc dựng đứng dẫn vào làng trồng sâm nóc Tắc Ngo, xã Trà Linh, anh Hồ Văn Toán, nhân viên trại sâm giống, vẫn chưa hết buồn ngủ sau một đêm thức trắng để săn đuổi chuột phá hoại vườn sâm giống. Anh lắc đầu bảo: “Cái lũ chuột rừng này rất lạ, chỉ ăn duy nhất sâm Ngọc Linh. Bọn chúng ăn từ hạt, thân đến cả củ, ngoài ra không thèm ăn bất kỳ loại nào khác. Vì vậy, việc bảo vệ vườn sâm khỏi chuột rừng là vô cùng khó khăn”, anh Toán kể.

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Thanh niên Xê Đăng lên rừng sâm săn chuột rừng làm thức ăn hàng ngày

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Họ đặt bẫy chuột tại vườn sâm

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Ngoài đặt bẫy, nhiều chủ vườn sâm còn đặt máy báo tự động để đuổi chuột và thú rừng đồng thời phát hiện kẻ lạ xâm nhập vùng sâm

    Ông Hồ Văn Du, một đại gia, người có hàng chục nghìn gốc sâm nhiều năm tuổi, cho hay, chỉ cần lơ là không lo bảo vệ là mất tiền tỷ như chơi. Nạn trộm sâm không đáng lo bằng lũ chuột núi ăn sâm.

    “Có những vườn sâm chuột xơi gần hết. Một cây sâm trồng nhiều năm mới được, nhưng chuột cắn phá gây thiệt hại cả chục triệu đồng/củ. Đặc biệt, hoa và hạt sâm dùng để nhân giống nếu bị chuột ăn thì không còn hạt để ươm cây giống”, ông Du kể.

    Để bắt loài chuột núi tinh khôn này, bà con Xê Đăng làm những cái bẫy rất đơn giản ở hốc đá, gốc cây chuột hay lưu trú. Chuột đi qua vướng vào bẫy hòn đá rơi xuống đè lên con chuột.

    “Ban đầu đặt bẫy chuột còn dính, nhưng dần dần chuột biết né tránh, hiệu quả không cao, cần phải có những loại thuốc vi sinh để diệt chuột bảo vệ sâm. Nếu dùng thuốc để bẫy chuột thì bà con lại mất đi nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng”, ông Du cho biết.

    Theo ông Du, trên đỉnh núi cây cổ thụ nhiều vô kể, thảm thực vật dày đặc tạo điều kiện chuột trú ngụ và sinh trưởng. Hàng năm, diện tích sâm của ông bị chuột cắn phá rất nhiều. Để bảo vệ sâm, hàng ngày ông đặt cả trăm cái bẫy.

    “Những con chuột ăn sâm mập ú, bộ lông vàng óng, có con nặng gần 1 kg” - ông Du kể.

    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày
    Đặc sản Từ Hy Thái Hậu đãi khách quý, dân Quảng Nam ăn mỗi ngày

    Sâm thử - loài chuột núi ở Trà Linh ăn duy nhất loại sâm Ngọc Linh nên mập ú và bộ lông vàng. Khi bắt được, bà con Xê Đăng không bán, chỉ để ăn

    Không chỉ các đại gia trồng sâm méo mặt vì lũ chuột “quí tộc”, mà nhiều thầy cô giáo lên dạy học tại Trà Linh trồng sâm trong rừng rồi gửi nhờ bà con chăm sóc cũng rơi nước mắt vì vườn sâm đến năm thứ 7 chờ thu hoạch, chỉ một đêm lũ chuột núi ăn sạch từ củ đến thân.

    Thầy giáo Nguyễn N. kể: Cách đây hơn 15 năm, anh đầu tư trồng một vườn sâm trong núi, đến khi thu hoạch chẳng còn được bao nhiêu vì lũ chuột ăn sạch. Cũng may, lượng sâm thu đem bán tính ra đủ chi phí ban đầu.

    Hiện nhiều chủ vườn sâm hàng trăm tỷ đồng tại Ngọc Linh đang đề xuất phương pháp tiêu diệt chuột bằng các loại thuốc sinh học để bảo vệ vườn sâm quý hiếm. “Sâm Ngọc Linh có giá trị lớn, đắt như vàng. Nhưng thịt chuột với bà con là món ăn dân dã hàng ngày không thể thiếu. Vì vậy, để bảo vệ sâm bà con chỉ nên đặt bẫy để bắt” - già làng Hồ Văn Lôi nói.


08.1900 3124
zalo